Blog Archives

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ỔN ĐỊNH LÂU DÀI KHÔNG DÙNG THUỐC VỚI GẠO MẦM VIBIGABA (GẠO THỰC DƯỠNG VIBIGABA)

    Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường)  trong những năm gần đây đang là một trong 10 nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường thế giới, bệnh tiểu đường đã cướp đi mạng sống của 4,6 triệu người mỗi năm.
Và một phép tính cơ bản, nếu tính trung bình thì cứ 7 giây, trên thế giới lại có một người chết vì căn bệnh này.
Theo PGS.TS Tạ Văn Bình (Chủ tịch Hội Người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam): “Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ bệnh tiểu đường lớn nhất thế giới, nhưng bệnh tiểu đường ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới”. Một thực tế cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta đang có xu hướng trẻ hóa, thường ở độ tuổi từ 30-65, thậm chí đã có bệnh nhân tiểu đường mới chỉ 9-10 tuổi.
Dù tiểu đường là một căn bệnh được xếp vào hàng nguy hiểm nhưng nhiều người bệnh lại rất thờ ơ, thậm chí là coi thường căn bệnh này. Một minh chứng cho vấn đề này là: “2/3 số người mắc bệnh tiểu đường không biết mình mắc bệnh” và rất ít người chưa mắc bệnh thực sự có kiến thức cơ bản về bệnh này.

     Vậy bệnh tiểu đường là bệnh gì? Và nguyên nhân bệnh tiểu đường từ đâu?
1.Khái quát bệnh tiểu đường (đái tháo đường):
Bệnh tiểu đường hay Đái tháo đường là bệnh lý chuyển hóa có cơ chế bệnh sinh phức tạp, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính kèm theo các rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protid do tình trạng khiếm khuyết insulin, hoạt tính insulin của tụy hoặc cả hai.
2.Chẩn đoán :
2.1 Triệu chứng lâm sàng.
– Triệu chứng tăng đường huyết ( 4 nhiều ): ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhanh…tùy theo type đái tháo đường, ở từng người bệnh các triệu chứng nêu trên có thể xuất hiện đầy đủ hay chỉ có một vài biểu hiện với các mức độ khác nhau.
– Triệu chứng khác : người bệnh có thể đến khám với các biến chứng của đái tháo đường như : mệt mỏi, mắt mờ, nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại, lao phổi, nhiễm trùng ngoài da hoặc vì biến chứng cấp tính như hôn mê tăng đường huyết.

    2.2. Cận lâm sàng.
Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường (theo ADA 1997 và WHO 1998)
Chẩn đoán đái tháo đường khi có triệu chứng tăng đường huyết:
– Đường huyết lúc đói (nhịn ăn sau 8 giờ): ≥126 mg/dL.
– Đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dL.
– Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống với 75 gam glucose.
Đường huyết sau 2 giờ ≥ 200 mg/dL.
Các tình trạng tăng đường huyết khác.
– Rối loạn đường lúc đói : Đường huyết (sau nhịn ăn 8 giờ): từ 100 – 125 mg/dL.
– Rối loạn dung nạp glucose : Đường huyết 2 giờ sau khi bắt đầu ăn: ≥ 200 mg/dL.
Người có một hoặc có cả hai rối loạn đường huyết này có nguy cơ cao bị đái tháo đường trong tương lai. Cả hai tình trạng tăng đường huyết này đều gọi là tiền đái tháo đường.

3. Tỷ lệ người bệnh tiểu đường (đái tháo đường).

Bức tranh tổng quát tỷ lệ người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) trên thế giới

Bức tranh tổng quát tỷ lệ người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) trên thế giới

Thế giới: (minh chứng 2 quốc gia lớn)
+ Ở Anh khoảng 1,6 triệu người bị đái tháo đường.
+ Tại Hoa Kỳ, số người bị đái tháo đường tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhan.
+ Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính:
Năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường.
Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu).
Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.
Người tuổi trên 65 bị đái tháo đường gấp hai lần người tuổi 45–54.
– Viêt Nam: Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta hiện chiếm 5,7% dân số. Đây là điều tra mới nhất của Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành năm 2012.
+ Tây Nam Bộ có tỷ lệ cao nhất với 7,2% dân số.
+ Khu vực tây Nguyên có tỷ lệ thấp nhất 3,8% dân số.
+ Ttrong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%.

4. Phân loại
– Bệnh đái tháo đường type 1
– Bệnh đái tháo đường type 2
– Bệnh Đái tháo đường thai kỳ.
– Các tình trạng tăng đường huyết khác.
4.1 Bệnh Đái tháo đường type 1: do tụy tạng không tiết insulin.
– Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (< 20 tuổi). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Xê – tôn (Ceton)
– Triệu chứng: những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùn

4.2. Bệnh Đái tháo đường type 2: tình trạng đề kháng insulin và khiếm khuyết bài tiết insulin.
– Đái tháo đường type 2 chiếm khoảng 90 – 95 % các trường hợp đái tháo đường.
– Thường gặp ở lứa tuổi trên 40 nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên
– Bệnh thường có tính gia đình.
– Yếu tố nguy cơ : Béo phì, ít vận động, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp, sử dụng lâu dài các thuốc như : corticoid, lợi tiểu, gia đình có người thân bị đái tháo đuờng, buồng trứng đa nang, tiền sử sinh con nặng trên 4 kg…
– Triệu chứng: Bệnh nhân thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này) và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.

5. Biến chứng của bệnh tiểu đường:
– Tai biến mạch máu não, tim mạch
– Toan xê – tôn (ceton) do đái tháo đường
– Suy thận
– Bệnh võng mạc
– Hoại thư
– Nhiễm khuẩn
– Loét bàn chân

Bệnh viêm võng mạc do biến chứng của bệnh tiểu đường.

Bệnh viêm võng mạc do biến chứng của bệnh tiểu đường.

Bệnh loét bàn chân do biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh loét bàn chân do biến chứng của bệnh tiểu đường

6. Điều trị bệnh tiểu đường.
6.1 Mục đích điều trị
– Giảm các triệu chứng của tăng đường huyết.
– Giảm cân và giữ mức cân nặng lý tưởng, trẻ em phát triển bình thường.
– Duy trì mức đường huyết gần với bình thường trong 24 giờ.
– Điều trị các yếu tố nguy cơ phối hợp
– Nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Điều trị toàn diện để kiểm soát các yếu tố nguy cơ (rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp, béo phì…). Để thực hiện được những mục tiêu trên ngoài việc sử dụng thuốc thì thay đổi lối sống với một chế độ ăn uống, vận động thể lực thích hợp là những yêu cầu cơ bản trong điều trị.
6.2. Phương pháp điều trị không dùng thuốc.
6.2.1 Thay đổi lối sống:
Lối sống:
+ Thay đổi lối sống với chế độ ăn uống và tập luyện thích hợp là nền tảng trong điều trị đái tháo đường bao gồm :
+ Hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá.
+ Không nên lo lắng, hoang mang theo hướng tiêu cực, làm cho tinh thần suy giảm.
+ Tham gia tìm hiểu thêm kiến thức bệnh tiểu đường một cách có chọn lọc.
Vận động thể lực:
+ Tác dụng tốt lên tim mạch, giảm béo phì
+ Mang lại sự lac quan , hòa nhập cuộc sống
+ Giảm trọng lượng cơ thể với người thừa cân, béo phì duy trì cân nặng lý tưởng ( BMI = 19 – 23 kg/m²).
+ Nên tập các môn thể thao tăng cường sự dẻo dai : đi bộ, dưỡng sinh, đi xe đạp…
+ Tập luyện thể lực ít nhất 150 phút / tuần.
– Chế độ dinh dưỡng.
+ Nhu cầu năng lượng:
Nam: P = T – 100 – (T – 150)/ 4
Nữ: P = T – 100 – (T – 150)/ 2.5
Trong đó: P : cân nặng (kg),
T : chiều cao (cm)
+ Nhu cầu năng lượng = Cân nặng x Nhu cầu năng lượng hoạt động / Kg.

Mức độ lao động Nam Nữ
++ Ít hoạt động 30 kilocal/kg 25 kilocal/kg
++ Hoạt động vừa 35 kilocal/kg 30 kilocal/kg
++ Hoạt động nặng 45 kilocal/kg 40 kilocal/kg
Khi cần tăng cân : thêm 300 – 500 kcal/ngày
Giảm cân : bớt đi 500 kcal/ngày = giảm 0.5 kg/ tuần.
+ Phân phối thành phần Calorie
Carbohydrad : 50 – 60%
Protid : 15 – 20%
Lipid : 30%
Tháp dinh dưỡng: theo HÌNH THÁP DINH DƯỠNG

Tháp dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường.

Tháp dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường.

+ Không nên tùy tiện kiêng cử các món ăn, giảm lượng ăn một cách thái hóa làm ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể.
+ Không nên ăn nhiều cơm (từ gạo tẻ thông thường), dầu mỡ, bánh, kẹo….vì nó làm tăng lượng đường trong máu.

    6.2.1. Chọn loại gạo mầm – gạo thực dưỡng (các sản phẩm hổ trợ ổn định đường huyết trong máu):

Người bệnh tiểu đường luôn luôn cần được đảm bảo chế độ ăn hợp lý và khoa học. Đặc biệt, để ổn định lượng đường huyết trong máu, trong các bữa ăn hàng ngày, người bệnh tiểu đường nên dùng các loại gạo thực dưỡng thay cho các loại gạo tẻ thông thường. Đây cũng là một phương pháp tốt góp phần kết hợp với những đặc trị chuyên môn. Với hàm lượng protein (chất đạm) chất GABA trong gạo mầm Vibigaba (gạo thực dưỡng Vibigaba), gạo tím than Sóc Trăng… cao và chỉ số đường huyết thấp hơn nhiều so với gạo trắng thông thường.

Gạo dành cho người tiểu đường, béo phì, cao huyết áp

Gạo mầm dành cho người tiểu đường, béo phì, cao huyết áp


Thành phần dinh dưỡng trong gạo Vibigaba (1kg) được phân tích một cách cụ thể:
+ Carbohydrates: 700 – 800 g
+ Protein: 70 – 110 g
+ Lipid: 20 – 30 g
+ Chất xơ: 4 – 6 g
+ Gaba: 120 – 200 mg
+ Inositol: 100 – 170 mg
+ Calcium: 50 – 80 mg
+ Vitamin B1: 3 – 7 mg
+ Vitamin E: 3 – 6 mg
+ Chỉ số đường huyết GI (%): 53.7 – 62.3 (so với glucose).
Theo như lời khuyên của các bác sỹ chuyên môn thì vấn đề ăn uống và lối sống là một yếu tố quan trọng có thể giúp người tiểu đường có một sức khỏe, sức đề kháng tốt. Nhờ đó, bệnh tiểu đường có thể “ngủ yên”, không sinh ra nhiều biến chứng và người bệnh tiểu đường sống bình thường như những người không mắc bệnh. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị nào hiệu quả hơn người bệnh tiểu đường tự chăm sóc sức khỏe của mình với những kiến thức cơ bản về căn bệnh này kết hợp cùng những chỉ định của bác sỹ.
Gạo mầm Vibigaba (thực dưỡng Vibigaba), hạt mê thi Ấn Độ… luôn là sự tìm hiểu và sử dụng của bệnh nhân đái tháo đường cũng như những kết quả khả quan đơn giản mà nó mang lại.

  6.3. Phương pháp điều trị dùng thuốc (Sẽ được bác sỹ chuyên môn viết trong các bài viết sau)

Người viết:
Bác sỹ Danh Ngọc Minh.
Kỹ sư Phan Thành Hiếu (http://phanthanhhieu82wordpress.com)
Trong bài viết có sử dụng các tài liệu tham khảo chuyên môn:
– Mai thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007), Nội tiết học đại cương, NXB Y Học, TP. Hồ Chí Minh.
– ADA (2010), “Standards of Medical Care in Diabetes”, Diabetes Care, Volume 33, Supplement 1, January 2010.
– Các website khoa học và thống kê.